Bố trí mặt bằng sản xuất là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị sản xuất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và thời gian sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.
Bố trí mặt bằng tốt sẽ đạt được phần lớn các chỉ tiêu sau đây:
- Tối thiểu hoá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm;
- Giảm thiểu sự di chuyển dư thừa giữa các bộ phận, các nhân viên;
- Thuận tiện cho việc tiếp nhận, vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, dự trữ và giao hàng;
- Sử dụng không gian có hiệu quả;
- Giảm thiểu những công đoạn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ;
- Tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ, điều kiện ánh sáng, thông gió, chống rung, ồn, bụi… đảm bảo an toàn cho nhân viên khi làm việc;
- Tạo sự dễ dàng, thuận tiện cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động;
- Tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch và liên lạc;
- Có tính linh hoạt cao để chấp nhận những điều kiện thay đổi.
Khi thiết kế phương án bố trí mặt bằng sản xuất tối ưu, câu hỏi cơ bản nhất cần giải quyết chính là “vị trí tương đối giữa các thiết bị”. Vị trí đặt máy và thiết bị phụ thuộc vào quan hệ giữa các cặp thiết bị được đặt gần nhau với các cặp thiết bị khác trong mối liên kết tương đối với nhau. Các vị trí được cố định sao cho phí tổn của việc vận chuyển vật liệu/sản phẩm trung gian giữa các vị trị không liền kề nhau là nhỏ nhất. Giới hạn về không gian nhà xưởng sẽ không cho phép thiết kế đi quá chi tiết với các chỉ số được sử dụng để tính toán lợi ích và thiệt hại.
Các hình thức bố trí sản xuất trong nhà máy
Bố trí mặt bằng theo quá trình
Kiểu bố trí này còn gọi là bố trí chức năng theo sự đa dạng của thiết kế sản phẩm và các bước chế tạo. Đây là kiểu bố trí má các xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với những đơn hàng nhỏ thường sử dụng. Thực chất là nhóm những công việc tương tự nhau thành những bộ phận có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện. Sản phẩm trong quá trình chế tạo di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự các công đoạn phải thực hiện trên đó. Máy móc, thiết bị được trang bị mang tính chất đa năng để có thể dễ dàng chuyển đổi việc sản xuất từ loại sản phẩm này sang loại sản phẩm khác một cách nhanh chóng.
Công nhân trong kiểu bố trí này phải thay đổi và thích nghi nhanh chóng với nhiều nhiệm vụ khác nhau được hình thành từ những lô sản xuất riêng biệt. Các công nhân này phải có kỹ năng cao đòi hỏi sự đào tạo chuyên môn sâu và sự giám sát công nghệ. Chức năng hoạch định của nhà quản lý được thực hiện liên tục, lập lịch trình và kiểm soát để bảo đảm khối lượng công việc tối ưu trong từng bộ phận, từng khu vực sản xuất. Các sản phẩm trong hệ thống sản xuất có thời gian tương đối dài và lượng tồn kho bán thành phẩm lớn.
Bố trí mặt bằng theo quá trình có một số ưu điểm như hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao, ít bị gián đoạn vì bị những lý do trục trặc của thiết bị, con người; tính độc lập trong chế tạo các chi tiết của bộ phận cao; chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa cheo thời gian, lượng dự trữ phụ tùng thay thế không cần nhiều. Mặt khác, công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, nhà quản lý thì có thể áp dụng và phát huy được chế độ khuyến khích nâng cao năng suất lao động cá biệt.
Tuy nhiên, kiểu bố trí này thường gặp phải các hạn chế như sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả, mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp, dẫn đến chi phí sản xuất trên một đơn vị
Ngoài ra, lịch sản xuất và các hoạt động không ổn định, nhà quản lý khó kiểm soát hoạt động và chi phí kiểm soát phát sinh cao, chưa kể đòi hỏi phải chú ý tới từng công việc cụ thể.
Bài tiếp theo sẽ trình bày một số cách bố trí mặt bằng khác.
Văn phòng NSCL tổng hợp