Các chỉ số hiệu suất KPI chính để quản lý chất lượng tại các nhà máy may mặc

Trong ngành công nghiệp may mặc, các chuyên gia luôn nói về chất lượng sản phẩm, sai lỗi, và các hệ thống quản lý chất lượng. Đối với khách hàng, sản phẩm cuối cùng họ nhận được từ nhà máy phải đạt chất lượng theo yêu cầu. Bài này sẽ giới thiệu một số chỉ số KPI để theo dõi hiệu suất và cải thiện hiệu quả chất lượng tại các nhà máy may mặc. Có một số câu hỏi được đặt ra như: Khách hàng trước đây có quan tâm đến cách một nhà máy đảm bảo chất lượng không? Bao nhiêu mảnh nhà máy phải sản xuất thêm để đủ số mảnh tốt bàn giao đến khách hàng? Mặt khác, các công ty không biết họ đang mất đi bao nhiêu tiền do sửa chữa và làm lại hàng. Câu trả lời là, không giống như thập kỷ trước, ngày nay nhà sản xuất đã có ý thức về chất lượng và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến chất lượng. Nhiều nhà sản xuất có nhu cầu về hệ thống chất lượng tốt tại chỗ và phân phối hàng may mặc chất lượng tốt cho người mua. Bên cạnh đó, khi lựa chọn nhà sản xuất, khách hàng sẽ ưu tiên tìm kiếm các nhà sản xuất có hệ thống quản lý chất lượng, có lịch sử về hiệu quả chất lượng. Nhưng câu hỏi là liệu nhà máy có đo hiệu suất chất lượng không? Một số chỉ số KPI được đề xuất cho các nhà máy để theo dõi hiệu suất và cải thiện hiệu quả chất lượng liên tục như sau:
  • Khiếu nại của khách hàng: Khi người mua nhận phải sản phẩm sai lỗi so với hợp đồng với các nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm, họ sẽ yêu cầu bồi thường thiệt hại. Số tiền bồi thường cho khách hàng rất lớn, nhà máy cũng có thể mất đi mối quan hệ kinh doanh với khách hàng do chất lượng sản phẩm kém. Vì vậy, khiếu nại của khách hàng được coi là chỉ số KPI quan trọng nhất.
  • Các mức giới hạn chất lượng chấp nhận AQL: Hàng may mặc được kiểm tra về mức giới hạn chất lượng chấp nhận đang được duy trì là đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù nó có thể thay đổi theo từng sản phẩm nhưng lại mang ý tưởng rõ ràng về hiệu quả chất lượng của nhà máy. Giảm mức giới hạn chất lượng chấp nhận để duy trì tốt hơp sẽ đem lại hiệu quả chất lượng.
  • Tỷ lệ phần trăm mức khuyết tật: Thuật ngữ này được biết đến như tỷ lệ % lỗi. Được đo theo tổng số hàng may mặc có khiếm khuyết và tổng sản phẩm may mặc được kiểm tra theo phần trăm. Nó có thể được tính toán theo từng mẻ hặc trên cơ sở hoàn tất đơn hàng. Nói chung, nhà máy đo đạc tỷ lệ khuyết tật trên cơ sở hàng ngày và hàng giờ của mẻ sản xuất. Càng ít khiếm khuyết điểm thì hiệu quả chất lượng càng cao.
  • Lỗi/một trăm đơn vị (DHU): Nhà máy đo tỷ lệ % lỗi nhưng không theo dõi tổng số lỗi tìm thấy trong phần kiểm tra. Việc theo dõi DHU rất quan trọng bởi vì thời gian làm lại và lực lượng lao động cần thiết để sửa chữa khiếm khuyết có liên quan trực tiếp đến số lượng DHU. Hiệu quả chất lượng cao hơn khi DHU thấp hơn.
  • Chi phí làm lại: Mỗi lần phải làm lại là mỗi lần công ty mất thêm chi phí. Các chi phí làm lại thay đổi theo quá trình và các loại việc cần làm lại. Nó tiêu tốn thêm thời gian và gia tăng tổng vốn đầu tư của công ty. Việc giảm chi phí làm lại sẽ đem lại hiệu quả chất lượng tốt hơn.
  • Đạt ngay từ đầu (RFT): Đối với nhà sản xuất hàng may mặc, đạt được RFT là điều kiện lý tưởng. Có nghĩa là bất cứ hoạt động nào khi sản xuất hàng dệt may, chất lượng hàng phải đạt ngay ở lần sản xuất đầu tiên. Dữ liệu về RFT có thể được lưu tại mỗi quá trình và được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm.

Văn phòng CPSI biên dịch

Nguồn: onlineclothingstudy

Tin mới