Bảo dưỡng tự quản (AM) là một thành phần quan trọng trong TPM. Đối tượng của AM là người vận hành với ý tưởng giao cho người vận hành nhiều trách nhiệm hơn và cho phép họ thực hiện các nhiệm vụ bảo trì dự phòng.
Với các chương trình bảo dưỡng thông thường, máy có thể chạy cho đến khi bị hỏng hoặc đến ngày bảo trì. Bộ phận bảo trì sau đó chịu trách nhiệm xử lý/sửa chữa. Với bảo trì tự quản, nó cho phép người vận hành máy thực hiện các công việc bảo trì đơn giản như: bôi trơn, siết ốc, làm sạch và kiểm tra để ngăn ngừa sự cố và phản ứng nhanh hơn nếu phát hiện sai lỗi cụ thể nào đó.
Bảo trì tự quản yêu cầu người vận hành trau dồi và nâng cao các kỹ năng sau đây:
Công nhân vận hành máy sẽ có thể phán đoán nhanh chóng và xử lý sự cố trong một số trường hợp hỏng hóc nhất định. Cách tốt nhất để truyền đạt kiến thức về AM là thông qua các khóa đào tạo chuyên môn và thậm chí là toàn bộ chương trình thực hiện có phương pháp.
Đào tạo cho người vận hành nên bắt đầu với việc tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc “5S” của Nhật Bản, từ đó loại bỏ các phương pháp làm việc không an toàn. Việc thực hiện thành công bảo trì tự quản dựa trên 5 bước, có nguồn gốc từ 5S Nhật Bản.
Bước này giúp truyền đạt kiến thức cơ bản về các thành phần và chức năng của máy. Để thực hiện đúng nhiệm vụ quan trọng nhất – làm sạch máy, người vận hành phải hiểu đầy đủ các mục tiêu bảo trì tự quản và thậm chí có thể đưa ra ý tưởng cải tiến thiết bị.
Việc làm sạch máy ban đầu là điều cần thiết để bảo trì chất lượng cao, bao gồm việc làm sạch triệt để thiết bị và môi trường xung quanh. Nó thường được thực hiện bởi tất cả các thành viên liên quan từ đội ngũ sản xuất, bảo trì, kỹ thuật. Mục đích là để đảm bảo rằng hiệu suất của máy được khôi phục hoàn toàn bằng cách xác định và loại bỏ tất cả các dấu hiệu của sự suy giảm chất lượng thiết bị.
Sau khi làm sạch ban đầu đã được thực hiện và thiết bị đã được khôi phục lại, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thiết bị không bị hư hại nữa. Điều này thực hiện bằng cách loại bỏ tất cả các nguồn gây bẩn và cải thiện khả năng tiếp cận để làm sạch và bảo trì.
Tại thời điểm đó, người vận hành máy có thể được tự do kiểm soát các nguyên nhân gốc rễ gây ô nhiễm trực tiếp tại nguồn, đặc biệt là khi họ biết máy móc tốt hơn và khi họ là người thực hiện công việc làm sạch ban đầu. Bước này cũng xem xét tất cả các vấn đề về an toàn có thể xảy ra trong quá trình bảo trì tự quản.
Người quản lý bảo trì nên tính đến các giải pháp có thể có sau đây:
Việc thiết lập các tiêu chuẩn cho các hoạt động làm sạch, kiểm tra và bôi trơn bắt đầu từ tài liệu hiện có và tuân theo lịch bôi trơn và kiểm tra được đề xuất. Đây là bước có thể được điều chỉnh do người vận hành từng máy. Trong giai đoạn này, người ta xây dựng các tiêu chuẩn riêng cho thấy các vị trí được làm sạch và/hoặc bôi trơn, các phương pháp được sử dụng và trách nhiệm được giao.
Trong trường hợp này, phải thực hiện hai phương thức bổ sung:
Kết quả cuối cùng của công đoạn này là các tiêu chuẩn được thiết lập, đó cũng là bằng chứng tốt nhất cho việc thực hiện thành công bảo dưỡng tự quản tại nhà máy.
Không may là, kiểm tra máy cơ bản bị bỏ qua trong nhiều nhà máy sản xuất. Bản thân người vận hành máy có thể thực hiện thành công các công việc đơn giản sau đây:
Bước cuối cùng để thực hiện thành công bảo trì tự quản là hoàn thành tất cả các tiêu chuẩn tạm thời và thiết lập quy trình bảo trì tự quản.