Mục đích của bước 4 trong TPM là thúc đẩy TPM như một phần của chính sách, lồng ghép TPM vào chính sách kinh doanh cơ bản và kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn của tổ chức.
Các nội dung cần thực hiện:
Vai trò của quản lý cấp cao:
1) Điều chỉnh chính sách kinh doanh cơ bản hoặc kế hoạch kinh doanh trung/dài hạn or quản lý chi phí phù hợp với các hoạt động và mục tiêu TPM
2) Xác định chính sách hoặc mục tiêu cơ bản TPM và áp dụng thỏa đáng trong cấp thấp hơn của tổ chức
Chính sách TPM cơ bản và ví dụ về thiết lập mục tiêu (ví dụ)
Chính sách cơ bản Nhằm không có sự cố, không sai lỗi và không tai nạn thông qua giới thiệu PM với tất cả công nhân viên tham gia, góp phần vào việc cải thiện OEE và giảm chi phí, nâng cao nhận thức của tất cả công nhân viên. |
Trọng điểm 1. Giảm sự cố thiết bị 2. Giảm chờ đợi và thời gian thiết lập máy móc 3. Sử dụng hiệu quả máy móc hiện tại 4. Quản lý thiết bị, công cụ và khuôn mẫu 5. Thúc đẩy tiết kiệm tài nguyên và năng lượng 6. Tập huấn và đào tạo nhân lực |
Mục tiêu | ||
Số liệu thực tế | Mục tiêu | |
1. Giảm sự cố máy | 938/tháng | Ít hơn 10/tháng |
2. Tỷ lệ sự cố máy | 1.03%/trăm giờ | Ít hơn 0,1%/trăm giờ |
3. Xuất hiện sự cố máy | 1,59% | Ít hơn 0,2% |
4. Thời gian chết | 5800 h/tháng | Ít hơn 1200 giờ/tháng |
5. OEE | 88,8% | Hơn 95% |
6. Cải thiện về năng suất | 113% | Hơn 169% (tăng 50%) |
7. Giảm số lần làm lại và lỗi chất lượng từ quá trình sản xuất | 0,7% | Ít hơn 0,1% |
8. Tiết kiệm năng lượng | 100% (nửa sau của 1983) | Ít hơn 70% (Nửa sau 1985) |
9. Số đề xuất Kaizen | 2,1/năm/công nhân | 60/năm/công nhân |
10. Số tai nạn lao động | 11/năm | 0/năm |