Broanmain Plastic: Ứng dụng công nghệ và công cụ cải tiến để tăng cường năng lực sản xuất (Phần 1)

Broanmain Plastic là một doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa thương phẩm có lịch sử lâu đời tại Anh. Hiện các sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ rộng rãi trong khối EU.

Với hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất khuôn nhựa, Broanmain Plastic đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng quen thuộc tại nhiều quốc gia khác nhau. Hướng tới mục tiêu tối ưu hóa khả năng tiếp cận với khách hàng, Công ty đã kết hợp nhiều công cụ cải tiến khác nhau để tăng cường hiệu suất quy trình giao hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Điển hình như: phương pháp Just in Time (JIT), giải pháp Kanban, quản lý hàng tồn (VMI), giao hàng rời rạc (DO), trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

Những công cụ cải tiến mang tính trực quan cao như 5S và Kanban cũng được Broanmain Plastic ưu tiên áp dụng. 5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Khác với 5S, Kanban can thiệp sâu hơn đến các vấn đề trong quá trình sản xuất. Công cụ này giúp các nhà quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn lượng nguyên liệu sử dụng theo từng công đoạn khác nhau qua màu sắc của thẻ Kanban. Cùng với văn hóa cải tiến đã được xây dựng từ trước, 5S và Kanban đã trở thành các công cụ cải tiến đắc lực với vai trò tương hỗ tại Broanmain Plastic.

Việc thực hiện tốt 3S đầu của 5S (Seiri – Sàng lọc, Seiton – Sắp xếp, Seiso – Sạch sẽ) cũng giúp Broanmain Plastic nhanh chóng tiếp cận và áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn (LEAN) tại nhà máy của họ. Theo đó, quy trình tự động hóa thông minh (Jidoka) đã được triển khai vô cùng triệt để. Các lỗi bất thường, sự cố hay vấn đề chất lượng có thể được phát hiện sớm để phòng ngừa rủi ro.

Mặc khác, phương pháp JIT là cơ sở để Broanmain Plastic lập kế hoạch phân phối các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong truy trình theo từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. Kết hợp với ứng dụng quản lý hàng tồn (VMI), ban lãnh đạo Broanmain Plastic có thể đưa ra những nhận định đúng đắn hơn về nhu cầu thị trường, nhờ đó tránh được các lãng phí do tồn kho.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới