Bố trí mặt bằng hợp lý để giảm chi phí sản xuất

Nhà máy sản xuất chi tiết cơ khí có quy mô vừa với 7 khu vực A, B, C, D, E, F & G. Nhà máy làm việc 2 ca/ngày, mỗi ca 8 tiếng và trung bình có 96 công nhân mỗi ca. Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu/ bán thành phẩm/thành phẩm được di chuyển bằng xe đẩy. Mức lương / tháng của người vận hành xe đẩy 10.000 Rupi/ tháng; Số người vận hành xe đẩy là 4.

Bố trí mặt bằng hiện tại của nhà máy hiện chưa sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên. Vì vậy, cần cải thiện việc bố trí mặt bằng nhằm giảm chi phí phân phối vật liệu và tăng năng suất. Trong trường hợp này, kỹ thuật phân tích biểu đồ di chuyển đã được sử dụng để xác định chi phí phân phối vật liệu giữa các khu vực.

Các khu vực trong nhà máy:

(A) Kho chứa nguyên liệu và thành phẩm. (B) Tổ 1 bao gồm: 3 máy tiện tự động, 1 máy doa lỗ, 2 máy khoan và 1 máy tiện rơvonve. (C) Tổ 2 bao gồm: các máy tiện, máy khoan, máy phay và máy cắt cỡ nhỏ. Khu vực này dùng để gia công các chi tiết nhỏ. (D) Tổ 3 bao gồm: máy phay, máy khoan và máy bào rãnh. (E) Tổ 4: máy phay. (F) Tổ lắp ráp: Tất cả các chi tiết được gia công ở các tổ trên được tập hợp lại và lắp ráp với nhau tạo thành sản phẩm cuối cùng (G) Bộ phận đóng gói.

Quy trình bố trí mặt bằng nhà máy

1) Thu thập thông tin chi tiết về sản phẩm, quy trình, v.v. và ghi lại dữ liệu một cách có hệ thống. 2) Phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật phân tích khác nhau. 3) Chọn mô hình dòng chảy chung cho các vật liệu. 4) Thiết kế các trạm làm việc riêng lẻ 5) Lắp ráp các trạm riêng lẻ thành bố cục tổng thể theo mô hình dòng chảy chung 6) Hoàn thành bố trí nhà máy.

Các công cụ và kỹ thuật bố trí mặt bằng nhà máy

Số lượng và chất lượng của dữ liệu về các yếu tố khác nhau là cần thiết để phát triển một mặt bằng tốt. Dữ liệu sẽ được thu thập liên quan đến các quy trình khác nhau, trình tự hoạt động, tần suất lưu chuyển vật liệu, không gian.

Các công cụ và kỹ thuật sau đây được sử dụng để phân tích dữ liệu.

– Sơ đồ quy trình – Biểu đồ di chuyển – Sơ đồ dòng và sơ đồ chuỗi – Biểu đổ quan hệ – Dữ liệu nghiên cứu thời gian

Phân tích bố trí mặt bằng nhà máy

Tiêu chí quan trọng nhất để phân tích và lựa chọn bố trí mặt bằng nhà máy là chi phí phân phối vật liệu. Công cụ cơ bản chủ yếu được sử dụng để phân tích chi phí phân phối vật liệu trong bố trí mặt bằng là biểu đồ di chuyển. Tùy thuộc vào cách bố trí mặt bằng hiện có, nhà phân tích có thể làm theo quy trình được đưa ra như sau:

1) Bước 1. Tóm tắt các chuyển động trong mặt bằng hiện có 2) Bước 2. Đơn giản hóa bằng cách xem xét dự di chuyển vật liệu giữa hai khu vực bất kỳ. 3) Bước 3. Chuẩn bị ma trận quãng đường phân phối vật liệu của mặt bằng hiện tại. 4) Bước 4: Tính tổng chi phí phân phối vật liệu theo mặt bằng hiện có. 5) Bước 5: Tìm kiếm các thay đổi có thể sẽ làm giảm khoảng cách di chuyển và sau đó tính toán lại tổng chi phí phân phối vật liệu.

A. Tính toán chi phí phân phối vật liệu với mặt bằng hiện tại

1) Bố trí mặt bằng hiện tại

a) Tổng quãng đường di chuyển của các xe đẩy tay giữa các khu vực trong nhà máy = 9322 m/day = 9322 m /2 ca = 4661 m/ca b) Chi phí phân phối vật liệu trên mỗi mét di chuyển = Chi phí nhân công mỗi ca / Khoảng cách di chuyển mỗi ca = (4 * 10.000/30)/4661 = 0,2861 Rupi/m c) Chi phí phân phối nguyên liệu mỗi ngày = 9322 m/ngày * 0.2861 Rupi/m = 2667 Rupi/ngày

Bảng 1. Phân tích quãng đường di chuyển vật liệu với bố trí mặt bằng hiện tại.

B. Tính toán chi phí phân phối vật liệu với phương án bố trí mặt bằng số 1:

Khu vực F và G được hoán đổi vị trí cho nhau, các khu vực khác giữ nguyên. Khi đó:

a) Tổng quãng đường di chuyển của các xe đẩy tay giữa các khu vực trong nhà máy là: 9040 m/day. b) Chi phí phân phối nguyên liệu mỗi ngày là: = 9040 m/ngày * 0.2861 Rupi/m = 2586 Rupi/ngày

Bảng 2. Phân tích quãng đường di chuyển vật liệu với bố trí mặt bằng theo phương án 1

C. Tính toán chi phí phân phối vật liệu với phương án bố trí mặt bằng số 2: Hoán đổi C và G, các vị trí khác vẫn giữ nguyên như phương án 1 và số lượng di chuyển giữa các vị trí không đổi. Khi đó: a) Tổng quãng đường di chuyển của các xe đẩy tay giữa các khu vực trong nhà máy là 8540 m. b) Chi phí phân phối nguyên liệu mỗi ngày là: = 8540 m/ngày * 0.2861 Rupi/m = 2443 Rupi/ngày

Bảng 3. Phân tích quãng đường di chuyển vật liệu với bố trí mặt bằng theo phương án 2

Kết luận

Bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích biểu đồ di chuyển với tiêu chí tiết kiệm chi phí, 2 phương án bố trí lại mặt bằng đã được đưa ra. Phương án 1 giúp giảm 81 Rupi/ ngày và phương án 2 giúp giảm 224 Rupi/ngày. Công ty có thể lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế để giảm lãng phí di chuyển vật liệu, từ đó dành thời gian tăng các hoạt động mang lại giá trị gia tăng.

Văn phòng NSCL

Tin mới