Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp RMG ở Bangladesh đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông trong báo chí toàn cầu và phương Tây rằng Bangladesh đang ở ngã tư đường. Chắc chắn rằng ngành công nghiệp may mặc Bangladesh có một tương lai đầy hứa hẹn, nhưng nó đòi hỏi sự cải tiến đáng kể trong thực hiện quản lý nếu ngành công nghiệp này vẫn phải là một điểm đến cạnh tranh cho các thương hiệu toàn cầu.
Quả thực, giai đoạn Post-Rana Plaza đã cho thấy một số sáng kiến và hoạt động nhằm nâng cao đáng kể các tiêu chuẩn an toàn của ngành may mặc. Sự cải thiện về các tiêu chuẩn an toàn đã đạt được nhờ có các sáng kiến của chính phủ Bangladesh, BGMEA, BKMEA, Hiệp hội Người lao động được hỗ trợ bởi các bên liên quan và các tổ chức nước ngoài (ILO, Accord và Alliance). Tuy nhiên, sự hỗ trợ của quốc tế không nên kéo dài mãi mãi. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là các công ty may mặc ở Bangladesh phải thực sự tự sở hữu các quy trình cải tiến để tiếp tục phát triển vững mạnh hơn.
Làm việc với Sức khoẻ và an toàn góp phần làm giảm số lượng và tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp và tai nạn là những vấn đề xã hội và tổ chức liên tục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Một trong những thách thức đối với các công ty, và nhiều người cho rằng ở các nước như Bangladesh, việc xây dựng nhận thức và nâng cao năng lực để có thể sản xuất an toàn điều đã được triển khai. Tuy nhiên, nhiều doanh nhân chỉ xem xét OHS là chi phí sản xuất và đặc biệt là không nhận thức về OHS như một yếu tố có thể hỗ trợ phát triển năng suất. Nghiên cứu cho thấy nhiều công ty vẫn duy trì văn hoá thực hành các bài tập an toàn hằng ngày và có bộ phận chuyên trách để quản lý tách biệt với các hoạt động sản xuất thông thường của họ. Văn hoá hằng ngày này thường dẫn đến việc ưu tiên các kết quả ngắn hạn của công việc được thực hiện qua các cách thức làm việc an toàn.
Các mối quan ngại về an toàn cũng thường không được lồng ghép vào kế hoạch chiến lược chính của công ty, do đó thường được mô tả như một chiếc xe mô-tô-ba (xe gắn máy 3 bánh có thùng xe ở bên cạnh) dẫn đến các giải pháp mang tính chất tức thời. Nói tóm lại, ngay cả khi chấp nhận OHS trong các tổ chức như vậy thì rất có thể dẫn đến tăng chi phí do cách nhìn thiển cận. Hơn nữa, mặc dù có sự phối hợp tích cực giữa OHS và các hoạt động nâng cao năng suất (ví dụ như điều kiện làm việc tốt hơn đem lại doanh số nhỏ hơn và do đó giảm chi phí đào tạo) nhưng chúng không phải là tài liệu chính xác. Điều này có nghĩa rằng đa số các công ty đang chưa tập trung vào sự cân bằng trong tương tác giữa người lao động và các công đoạn làm việc. Trong khi đó, cách thức tương tác hợp lý đã được thiết kế lại nhằm nâng cao tính sẵn sàng của OHS và năng suất lao động.
Ngược lại với văn hoá hoạt động hằng ngày, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một cách thức thực hiện văn hoá của công ty có thể hỗ trợ tạo điều kiện cho việc phát triển các hoạt động phối hợp tích cực, liên kết các hoạt động trong sản xuất kinh doanh với thực hiện an toàn, có ảnh hưởng tốt đến an toàn lao động. Cụ thể hơn, nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự cam kết của lãnh đạo cấp cao đối với kỷ luật an toàn và sự tham gia của người lao động là những đặc điểm văn hoá quan trọng nếu các tổ chức muốn có được thành công trong việc xây dựng một hệ thống quản lý chung cho hoạt động an toàn. Hơn nữa, các công ty đã thành công trong việc cân bằng sự an toàn và hoạt động sản xuất kinh doanh đã phát triển một hệ thống quản lý mà các quy tắc chính thức và quy trình an toàn được tích hợp trong quá trình sản xuất và không hề bị bỏ qua khi có áp lực đáp ứng thời hạn sản xuất.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: www.daily-sun.com