Bạn có tin tưởng thực phẩm bạn ăn? (Phần 1)

Sự hình thành Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và an ninh thực phẩm Ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay. Từ các sản phẩm sữa nhiễm độc đến thịt bò bị ô nhiễm, những ca cấp cứu do ngộ độc thực phẩm xảy ra thường xuyên làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Trong khi đó, các công ty hàng đầu phải nỗ lực hết sức để lấy lại niềm tin đã mất. Vậy làm thế nào để người tiêu dùng có thể lựa chọn nguồn thực phẩm sạch đáng tin cậy? An toàn thực phẩm được đa số chúng ta cho rằng đó là những thực phẩm được chứng nhận. Khi chúng ta vào siêu thị để chọn thực phẩm và đồ uống, hầu hết chúng ta tin tưởng và hy vọng chất lượng thực phẩm sẽ khớp với thông tin trên nhãn mác. Nguồn gốc của thực phẩm là điều mà chúng ta hiếm khi đặt câu hỏi, nhưng mọi thứ chúng ta ăn và uống liệu có thực sự đúng như những gì chúng ta tin tưởng? Những vụ việc bê bối về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm làm tan vỡ niềm tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp thực phẩm. Nhưng cũng chính vì vậy, toàn xã hội mới dành sự quan tâm đến tất cả những vấn đề xung quanh an toàn thực phẩm và tội phạm thực phẩm, phát hiện những kẽ hở mang nguy cơ tiềm năng gây hại trong chuỗi cung ứng công nghiệp thực phẩm ngày càng phức tạp. Các sản phẩm thịt của châu Âu, đặc biệt là thịt bò dùng làm nhân kẹp trong bánh ham-bơ-gơ đã bị đánh tráo thành thịt ngựa hoặc thịt heo. Vụ bê bối xảy ra sau khi Cơ quan Lương thực Ireland thực hiện thử nghiệm một loạt các sản phẩm thịt được bán trong các siêu thị lớn. Trước đó, không hề có những xét nghiệm được thực hiện cũng như không ai mong muốn thịt ngựa hay thịt heo bị lẫn trong các sản phẩm thịt bò. Tại Anh, một đánh giá độc lập hệ thống thực phẩm trong các vụ bê bối thịt ngựa kêu gọi cải cách khẩn cấp cách thức hệ thống an ninh lương thực. Các khuyến nghị trong báo cáo đã dẫn đến việc thành lập các đơn vị phòng chống tội phạm thực phẩm quốc gia, với phạm vi hoạt động không chỉ trong lực lượng cảnh sát trên khắp nước Anh mà còn với cảnh sát khu vực công đồng chung EU và hệ thống Mạng lưới Chống gian lận thực phẩm liên kết với các cơ quan an toàn thực phẩm trên toàn châu Âu. Trong một khoảng thời gian dài, gian lận thực phẩm và các khoản tiền liên quan đã là một vấn đề lớn. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tạp hóa, sự ảnh hưởng của gian lận thực phẩm được ước tính có giá bán lẻ hơn thực phẩm hợp pháp đến 15 tỷ USD/năm. Làm giả nhãn mác về thành phần thực phẩm là một thực tế phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng quy mô của các gian lận có thể làm cho chúng ta không thể tin nổi. Ví dụ ở Ý, dầu ô liu kém chất lượng đã bị cáo buộc vì gây nhầm lẫn với dầu ôliu nguyên chất chất lượng cao (hàng loại 1); tại Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm đã cảnh báo người tiêu dùng rằng pho mát dán nhãn là “100% Parmesan” có thể được xếp lẫn với những sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn, chẳng hạn như pho mát kém chất lượng hoặc thậm chí là pho mát làm từ bột gỗ. Các vấn đề về sức khỏe gây ra do những thành phần kém chất lượng là một chuyện, nhưng gian lận thực phẩm có một mặt đen tối hơn. Vào đầu năm 1980, hàng trăm người đã chết vì dầu ăn bị ô nhiễm ở Tây Ban Nha và gần đây, ở Trung Quốc các hóa chất công nghiệp như “melamine” đã được tìm thấy trong sữa bột trẻ em, dẫn đến tử vong và hàng ngàn trẻ mắc bệnh. Trong những thập kỷ qua, các chuỗi cung cấp thực phẩm đã phát triển ngày càng phức tạp và nhiều sản phẩm thực phẩm ngày nay qua nhiều lần vượt biên giới các quốc gia, tạo thêm cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện gian lận thực phẩm. Theo một bài báo trên tờ Financial Times, một con cá tuyết có thể “đi du lịch” trung bình 10000 dặm trước khi nó kết thúc hành trình trên bàn ăn tối. Nó có thể được đánh bắt ở biển Bering, sau đó được sơ chế và đóng băng trong một nhà máy ở miền đông Trung Quốc, được vận chuyển đi bởi tàu chở hàng để chế biến ở châu Âu hoặc nước Mỹ và phải trải qua một hành trình dài nữa trước khi trở thành món cá tuyết đắt giá tại Moscow. Quá trình thực phẩm tới tay người dùng trải qua nhiều công đoạn với sự tham gia rất nhiều đối tượng, tương đương với rất nhiều cơ hội cho bọn tội phạm khai thác những điểm sơ hở trong quy trình để phạm tội. Cùng với dân số toàn cầu tăng lên và nhu cầu hội nhập thương mại cũng thúc đẩy gian lận thực phẩm trở nên phức tạp hơn. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi thúc đẩy tiến trình hình thành và phát triển một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế để thống nhất các quy định về an toàn và an ninh thực phẩm.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.iso.org

Tin mới