Một nghiên cứu mới đề nghị ba cách để các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có thể giải quyết vấn đề cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001.
ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế được thiết kế để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường; tuân thủ pháp luật và các quy định về môi trường, đồng thời liên tục cải thiện hiệu suất trong hai khu vực đầu tiên. Cho đến nay chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ các DNVVN đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.
Sandrine Berger-Douce của École des Mines de St-Étienne đã tìm và khám phá lý do tại sao doanh nghiệp nhỏ là miễn cưỡng chấp nhận các tiêu chuẩn ISO 14001 và những biện pháp cụ thể sẽ khuyến khích họ bắt đầu quá trình xin cấp giấy chứng nhận. Berger-Douce tiến hành một nghiên cứu các trường hợp của ba DNVVN ở Pháp đã thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001. Các doanh nghiệp này bao gồm: một doanh nghiệp rửa xe không nước, một nhà sản xuất chuyên ion hóa vật chất và một nhà sản xuất các vật liệu được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt cao như lò nung.
Những thách thức khi áp dụng ISO 14001
DNVVN thường thiếu nguồn nhân lực và tài chính cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn. Các chi phí trực tiếp của việc chứng nhận ISO 14001 là $8000 CAD. Tuy nhiên, ngay cả đối với các doanh nghiệp có ít hơn 100 nhân viên, các chi phí gián tiếp liên quan đến cấp giấy chứng nhận là khoảng $ 27500, không bao gồm mức lương trung bình hàng năm của người quản lý có trách nhiệm. Chi phí gián tiếp bao gồm $6900 để phân tích và $21600 để thực hiện hệ thống quản lý môi trường. Trong vấn đề “nguồn tài nguyên thông tin” – sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng thông tin và chuyên môn là một thách thức lớn đối với các DNVVN. Họ hầu như không có những nhân viên đã được đào tạo về quản lý ISO 14001.
Lý do nên áp dụng ISO 14001
Xem xét những thách thức liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, nhiều nhà quản lý DNVVN dễ dàng chấp nhận trả tiền phạt vì vi phạm những quy định về môi trường hơn so với việc bắt đầu thực hiện một tiêu chuẩn quản lý tốn kém và phức tạp.
Berger-Douce hỏi các nhà quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng tại ba doanh nghiệp cách họ tiếp cận chứng chỉ ISO 14001. Cô đã phát hiện ra mỗi doanh nghiệp sử dụng một cách tiếp cận khác nhau cho việc áp dụng tiêu chuẩn và tạm gọi đó là các cách tiếp cận: “độc lập”, “tập thể” và “cấp tiến”.
Phương pháp tiếp cận độc lập
Đây là phương pháp phổ biến nhất để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, phương pháp tiếp cận độc lập liên quan đến việc thuê một doanh nghiệp tư vấn chuyên môn để hướng dẫn doanh nghiệp thông qua quá trình cấp giấy chứng nhận. Cách thức “hỗ trợ theo yêu cầu” kết hợp với cách tiếp cận này bảo đảm cho doanh nghiệp đạt được chứng nhận một cách nhanh chóng và tăng khả năng doanh nghiệp nhận được khoản trợ cấp lên đến 20% lệ phí cấp giấy chứng nhận. Cách tiếp cận này giải quyết vấn đề thiếu chuyên môn nội bộ của các DNVVN nhưng đi kèm với nó là một mức chi phí tương đối cao.
Phương pháp tiếp cận tập thể
Phương pháp tiếp cận tập thể liên quan đến một tổ chức như Phòng Thương mại tham gia với ngành công nghiệp địa phương và một hoặc nhiều doanh nghiệp tư vấn thông tin, giáo dục và hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ thông qua việc chứng nhận ISO 14001. Ưu điểm của phương pháp này là các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm từ những chia sẻ của đồng nghiệp và được tiếp cận với các chuyên gia (“nguồn tài nguyên thông tin”) mà không phải chịu gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận tập thể mất nhiều thời gian để thực hiện hơn chứng nhận độc lập, và các doanh nghiệp tham gia có thể có những kỳ vọng khác nhau.
Cách tiếp cận cấp tiến
Cách tiếp cận cấp tiến chia nhỏ quá trình cấp giấy chứng nhận thành ba cấp độ kế tiếp nhau và được dựa trên một sáng kiến năm 2006 của Hội đồng Môi trường bang Estrie Quebec.
Cấp độ đầu tiên yêu cầu doanh nghiệp tổng kết những thủ tục đang lưu hành hiện tại cấp độ thứ hai là thực hiện hệ thống quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp, và cấp độ thứ ba là hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường và thực hiện kiểm toán để xác minh sự tuân thủ của doanh nghiệp với tiêu chuẩn ISO 14001. Cuối cùng, sau khi hoàn thành từng cấp độ trên, doanh nghiệp cũng đồng thời xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường áp dụng theo các tiêu chuẩn của chứng nhận ISO 14001.
Cách tiếp cận tiến bộ cung cấp một số lợi ích sau: phù hợp với tiến độ làm việc của doanh nghiệp và khuyến khích sự chủ động của nhân viên đối với các tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn có giới hạn, nó chỉ được bắt đầu áp dụng từ năm 2006.
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nội lực và hệ thống quản lý đã có của từng doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp tiếp cận “độc lập”, ‘tập thể’ hoặc ‘cấp tiến” là cách thức tiếp cận phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình.
Berger-Douce cho rằng việc thực hiện thành công tiêu chuẩn ISO 14001 trong các DNVVN phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp có tham gia vào quá trình này hay không. Vì vậy, trước khi chọn một phương pháp để áp dụng, thì điều kiện tiên quyết là phải có sự cam kết hay ủng hộ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Văn phòng NSCL biên dịch