Áp dụng TPM trong chế biến thực phẩm tươi sống

Nền tảng

Khách hàng sơ chế nguyên liệu tươi để chuẩn bị xử lý tiếp tại khu vực khác trong dây chuyền. Quá trình này tốn nhiều công sức, phải sử dụng một số máy móc chính để giữ năng suất cạnh tranh trên toàn cầu. Nhà máy tin rằng họ đã gần đạt được năng suất tối đa theo lý thuyết mặc dù năng suất và hiệu quả quy trình thường xuyên thay đổi do sự khác biệt về nguyên liệu thô.

Những thách thức

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất của quá trình, nhất là kích thước và kết cấu của nguyên liệu thô chịu tác động trực tiếp từ môi trường thu hoạch. Nhóm nhận thấy nguyên nhân về nguyên vật liệu là luôn được sử dụng để giải thích cho sự thay đổi hiệu suất và quá trình nhập liệu có ảnh hưởng lớn tới năng suất và lưu lượng sản xuất. Cần có các hành động cải tiến tỷ lệ lưu lượng để duy trì tính cạnh tranh.

Mục tiêu

Công ty đã tiếp cận các phương pháp cải tiến liên tục kết hợp Lean, 6 sigma và nguyên tắc Duy trì năng suất toàn diện TPM. Nhà máy không có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng các công cụ cải tiến, do đó cần có sự hỗ trợ để triển khai các công cụ nhằm nâng cao sự hiểu biết và kiểm soát quy trình.

Giải pháp

Hiểu được quy mô của nhà máy và các nguồn hỗ trợ sẵn có cho các hoạt động cải tiến, Tư vấn đã tổ chức Hội thảo Xác định Tổn thất để hiểu những lãng phí hiện tại trong quy trình sản xuất. Việc này đã làm nổi bật lên các vấn đề tại thiết bị chủ chốt trong sản xuất để thực hiện Cải tiến trọng điểm và Bảo trì tự quản tại khu vực sơ chế. Nhóm đã dành thời gian để phân tích sự khác biệt giữa máy móc và nguyên vật liệu để xác định một số nguyên nhân của sự cố trong quy trình. Các đầu vào của 4M (Con người / Máy móc / Nguyên vật liệu / Phương pháp) được xem xét và thiết lập ma trận để làm nổi bật những nguyên nhân tiềm năng cần được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn. Hoạt động thử nghiệm được thực hiện để cả nhóm hiểu rõ hơn các nguyên nhân. Sau khi phân tích toàn bộ các kết quả thử nghiệm, một số giải pháp đã được thực hiện:

  • Phân loại nguyên vật liệu thô ngay từ đầu vào
  • Tiêu chuẩn hóa các hoạt động cài đặt máy để phù hợp với kích thước vật liệu
  • Giới thiệu các hoạt động Bảo trì tự quản để đảm bảo điều kiện thiết bị làm việc tối ưu
  • Cải tiến thiết bị bằng cách thay đổi các con lăn, khay cũng như thay thế các bộ phận bị mòn
  • Sửa đổi cấu trúc nhóm để cho phép kiểm soát quá trình và phân tích dữ liệu tốt hơn
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật của phương pháp đông lạnh nguyên liệu được thiết kế cho năng suất tối ưu
  • Cải thiện hoạt động thu thập dữ liệu và loại bỏ dữ liệu trùng lặp

Chương trình sau 18 ngày triển khai đã tiết kiệm 175 nghìn Bảng Anh do lưu lượng sản xuất tăng 2% và năng suất tăng 2%. Dựa trên những cải tiến, mục tiêu năng suất tiêu chuẩn mới đã được thiết lập ở mức cao nhất từ ​​trước đến nay.

Văn phòng NSCL biên dịch

 

Tin mới