BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. BSCI được Hiệp hội Ngoại thương (FTA) thiết lập nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Châu Âu.
Tuân thủ các yêu cầu về trách nhiệm xã hội đang ngày càng trở nên quen thuộc trong nền kinh tế toàn cầu và doanh nghiệp Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Công Ty TNHH Mây Tre Đan Xuất Khẩu Phú Ngọc là nhà sản xuất và cung cấp các mặt hàng mây tre thủ công mỹ nghệ có uy tín lâu năm trong giới bán buôn, bán lẻ và xuất khẩu.
Nhà máy đặt tại thôn Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội (chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km), nhà máy được xây dựng tại khu vực có làm nghề làm tăm tre và các sản phẩm mây tre nứa..do vậy Công ty đã thu gom các phế phẩm của sản phẩm mây tre đan để triển khai sản xuất sản phẩm củi ép, đây là sản phẩm thân thiện môi trường. Củi mùn cưa ép được sử dụng đốt lò hơi, lò sấy công nghiệp, đạt được hiệu suất đốt cao nhất, tiết kiệm chi phí hơn so với than đá, … giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí xử lý môi trường và tăng tuổi thọ thiết bị. Củi mùn cưa rất dễ bén lửa, khả năng duy trì sự cháy lâu hơn các nguyên liệu khác như than đá, củi… và cháy triệt để nên có lượng tro rất ít và tro được các nhà máy phân bón thu mua lại.
Với các sản phẩm củi ép và hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các thị trường bao gồm Nhật Bản, Mỹ và một số nước ở châu Âu.
Trước đây hầu hết khách hàng đều tự đánh giá theo tiêu chuẩn riêng. Nhưng gần đây các nhiều doanh nghiệp trên thế giới…cũng đang có xu hướng chấp nhận các chuẩn như BSCI hoặc SMETA mà không phải đánh giá lại trách nhiệm xã hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, việc áp dụng và tuân thủ theo bộ quy tắc ứng xử theo Amfori- BSCI càng có ý nghĩa to lớn đối với người lao động và doanh nghiệp. Năm 2020 được sự hỗ trợ của Công ty TNHH M&BK Việt Nam trong nhiệm vụ “Hỗ trợ thiết lập Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiaative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) cho các doanh nghiệp ngành công thương”. Công ty đã tiến hành áp dụng, thực hiện tuân thủ theo các yêu cầu…. Việc thực hiện áp dụng đã mang lại những hiệu quả tăng năng suất và đảm bảo cho người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ 13 phạm vi của bộ quy tắc ứng xử BSCI:
Sau quá trình triển khai áp dụng đã giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mở rộng đối tác kinh doanh; tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động, ổn định nhân sự… Áp dụng BSCI, giúp doanh nghiệp cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm.
Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công thương