Anh Quốc, chứ không phải Nhật Bản, đang được ca ngợi là nơi sinh của phương pháp sản xuất tinh gọn. Đây là kết luận duy nhất được rút ra từ một cuốn sách mới được tái bản, viết về các phương pháp sản xuất xe hơi tại Anh Quốc. Bản gốc năm 1954 được viết bởi tác giả Frank G. Woollard, có tên gọi “Những nguyên tắc của sản xuất hàng loạt”.
Cuốn sách “Những nguyên tắc của sản xuất hàng loạt” giải thích về cách mà các nguyên tắc tinh gọn (ví dụ như Just-in-Time, Pull, tôn trọng người lao động, phòng chống sai lỗi, cải tiến liên tục,…) tạo ra những kết quả tức thì tại nhà máy Gosford Street ở Coventry, Anh Quốc vào năm 1923.
Sản lượng sản xuất của nhà máy này đã tăng từ 300 động cơ mỗi tuần lên tới 1200 động cơ mỗi tuần trong vòng chưa đầy 2 năm (từ năm 1923 đến năm 1924), đồng thời nhân lực và chi phí năng lượng đã giảm được hơn 50%. Sản xuất tinh gọn cùng với những sự tăng trưởng về năng suất chất lượng đã tiếp tục được phát huy và kéo dài trong hơn một thập kỷ, cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra.
Sau chiến tranh, thời kỳ vàng son của nền sản xuất xe hơi Anh Quốc đã chấm hết. Đất nước này phải mất đến hơn 60 năm sau mới có thể quay về bắt đầu lại từ đầu với phương pháp Lean.
Nhật Bản bắt tay vào thực hiện phương pháp sản xuất tinh gọn muộn hơn Anh Quốc tới hơn 20 năm. Tuy nhiên, nước Nhật đuổi kịp và vượt mặt Anh rất nhanh, đồng thời có nhiều doanh nghiệp đạt được hiệu quả rất cao với phương pháp này, chẳng hạn như Toyota (1955). Đây chính là lý do người Anh bị mất lợi thế ban đầu trong sản xuất tinh gọn và tại sao bây giờ chúng ta lại thường gắn phương pháp Lean với Nhật Bản thay vì Anh Quốc.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: www.leanmanufacturingtimes.com