99% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả các mô hình thí điểm nâng cao năng suất, chất lượng (Phần 1)

99% doanh nghiệp đánh giá các mô hình thí điểm có hiệu quả trong việc nâng cao nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp. Cụ thể, 98% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của mô hình tốt nhất trong đào tạo năng lực thực hiện mô hình; 85% doanh nghiệp đánh giá tác phong, thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên được cải thiện.

Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp (Dự án) do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện theo Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án. Đây là một trong 9 Dự án thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Dự án hướng tới việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chủ lực trên cơ sở áp dụng các giải pháp quản lý, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ, đầu tư. Đồng thời, xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng, các mô hình tiên tiến, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp.

Các hoạt động triển khai dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện các hoạt động cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa tại doanh nghiệp.

Mặc dù về mặt số lượng, các mô hình triển khai tại doanh nghiệp chưa nhiều nhưng mức độ tác động và lan tỏa từ Chương trình nói chung và hoạt động của Dự án của Bộ Công Thương nói riêng là tích cực.

Các mô hình điểm triển khai tại doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả rõ nét, là những ví dụ trực quan, sinh động và có tính thuyết phục đối với hoạt động cải tiến trong nội tại của doanh nghiệp; đồng thời, đang dần tạo ra sức lan tỏa cho các doanh nghiệp khác.

Nhiều mô hình, doanh nghiệp điển hình đã được ghi nhận, vinh danh trong hoạt động cải tiến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hiệu quả của việc triển khai Dự án được thể hiện ở những khía cạnh:

Đối với các doanh nghiệp điểm
95% doanh nghiệp tiếp tục duy trì các mô hình điểm sau khi Dự án kết thúc, trong đó có 23,4% các doanh nghiệp mở rộng phạm vi áp dụng . Tỷ lệ doanh nghiệp duy trì mô hình công cụ cải tiến và hệ thống quản lý tương đương, khoảng 45%. Việc duy trì và mở rộng các mô hình điểm đã cho thấy tính bền vững của các kết quả Dự án cũng như tính lan tỏa từ các kết quả bước đầu của Dự án.

99% doanh nghiệp đánh giá các mô hình thí điểm có hiệu quả trong việc nâng cao nâng cao năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp. Cụ thể, 98% doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của mô hình tốt nhất trong đào tạo năng lực thực hiện mô hình, có nghĩa việc hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện mô hình của các đơn vị tư vấn tốt.

85% doanh nghiệp đánh giá tác phong, thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên (CBCNV) cải thiện. Các khía cạnh cải thiện khác có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực dưới 70%. Gần 70% doanh nghiệp đánh giá an toàn lao động được nâng lên. Gần 65% doanh nghiệp đánh giá năng suất lao động tăng lên, tỷ lệ đánh giá năng suất thiết bị tăng lên thấp hơn, chỉ 50%.

57% doanh nghiệp đánh giá chất lượng sản phẩm được cải thiện, 55% đánh giá giảm lãng phí nguyên vật liệu, và 48% doanh nghiệp đánh giá có thay đổi trong thời gian giao hàng.

Một số doanh nghiệp nhận thấy có thay đổi trong các khía cạnh khác, như hỗ trợ cho các cải tiến khác của doanh nghiệp, tăng thị phần…). Với các hệ thống quản lý đặc thù, là yêu cầu tiếp cận thị trường và chuỗi cung ứng, việc hỗ trợ các doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp nâng cao mức cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi cung ứng, đặc biệt là chuỗi cung ứng toàn cầu.

91% các doanh nghiệp điểm có nhu cầu tiếp tục được hỗ trợ từ Bộ Công Thương trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Các nội dung hỗ trợ được tập trung vào: (1) tập huấn, đào tạo vẫn là hình thức được đề xuất nhiều nhất (114 doanh nghiệp), (2) hỗ trợ tài chính (94 doanh nghiệp), (3) phổ biến thông tin (64 doanh nghiệp), (4) hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp có ít doanh nghiệp quan tâm nhất (46 doanh nghiệp). Phương thức hỗ trợ được doanh nghiệp đánh giá cao hơn là hỗ trợ từng nội dung riêng biệt, 93 doanh nghiệp lựa chọn, so với hỗ trợ tích hợp nhiều nội dung, 50 doanh nghiệp đề nghị.

Phần lớn doanh nghiệp điểm thể hiện nhu cầu nâng cao năng suất chất lượng trong giai đoạn 5 năm tới với tỷ lệ cao hơn ở tất cả các nhóm giải pháp so với các doanh nghiệp nói chung, trong đó, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư đổi mới công nghệ (chiếm khoảng 96,6%), tiếp theo đến việc áp dụng các mô hình, phần mềm để nâng cao hiệu quả quản lý (93,7%), Đào tạo nguồn nhân lực (91%), Công cụ cải tiến năng suất (90,5%), Hệ thống quản lý chất (80,4%,).

Nguồn: tapchicongthuong

Tin mới