8 sai lầm mà các nhà điều hành thường mắc phải khi số hóa doanh nghiệp của họ (Phần 2)

Việc cân nhắc các nguồn lực để thực hiện số hóa doanh nghiệp là vấn đề mà mọi nhà điều hành đều quan tâm. Để phân bổ các nguồn lực hợp lý, họ cần nắm được vị thế của mình trong cuộc đua về công nghệ kĩ thuật số này.

Thực tế về tốc độ số hóa

Tốc độ đổi mới công nghệ đang có những tác động mạnh mẽ đến giới kinh doanh nói riêng và toàn xã hội nói chung. Theo thống kê của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), có đến 85% lượt tương tác với khách hàng hiện nay không có sự can thiệp bởi con người, và tổ chức này cũng ước tính có 65% trẻ em được sinh ra hiện nay sẽ được trải nghiệm những loại công việc mới mà chậm chí chúng còn chưa tồn tại; 95% người lao động sẽ được phân bổ vào các vị trị phù hợp với tài năng của họ và 57% các công việc hiện tại đang có nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa.

Thảo luận về vấn đề tài chính

Hầu hết các sai lầm mà nhà điều hành mắc phải trong quá trình số hóa liên quan đến các hoạt động đầu tư. Các khoản đầu tư này thường tập trung trong tương lai gần và hướng tới các mục tiêu ngắn hạn, sự cân nhắc cho những lợi ích lâu dài của tổ chức là không đủ. Trong khi đó, các khoản đầu tư lâu dài chỉ hướng đến nhu cầu của thị trường trong tương lai, trong khi những yếu tố cần cải thiện ngay lập tức thường được ít quan tâm hơn, từ đó hiệu quả vận hành của tổ chức trong thực tại bị ảnh hưởng, gây khó khăn đối với việc thực hiện mục tiêu trong tương lai. Ngay cả khi nhu cầu hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp được cân đối bởi các nhà quản trị thì rủi ro vẫn có thể xảy ra, bởi nếu đầu tư không toàn diện, các bộ phận bị bỏ qua trong quá trình đầu tư sẽ biến thành những điểm yếu gây ảnh hưởng tới hiệu suất tổng thể.

Một chiến lược chặt chẽ với nền tảng đầu tư cho các lĩnh vực kinh doanh ưu tiên tại doanh nghiệp là vô cùng cần thiết đối với các nhà quản lý. Kế hoạch này cần xác định rõ khi nào cần đầu tư và đầu tư ở đâu, nhờ đó các nhà quản lý có thể tránh được việc dính bẫy đầu tư ngẫu nhiên (scattershot).

Tính duy nhất trong hoạt động kinh doanh

Vì mỗi tổ chức đều là duy nhất, do đó mỗi doanh nghiệp đều có một lộ trình số hóa riêng biệt. Lộ trình này phụ thuộc vào cơ cấu và các chính sách hiện hành đang được áp dụng tại doanh nghiệp. Tương tự như vậy, trong doanh nghiệp cũng có các bộ phận với nhiệm vụ riêng rẽ, những khoản đầu tư vào cùng một lĩnh vực trong những bộ phận khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, bởi thế các khoản đầu tư này không tính là trùng lặp.

Thay đổi triệt để

Ngoài các quyết định đầu tư, mô hình, công nghệ cũng như nguồn nhân lực chuyên môn cũng là các lĩnh vực thường không tận dụng hết được tài nguyên do tổ chức cung cấp dẫn đến tình trạng tài nguyên dư thừa không có mục đích sử dụng.

Một số công ty tập trung quá nhiều tài nguyên để hỗ trợ cho các lĩnh vực kể trên mà không xem xét liệu những nhân viên, công nghệ hay mô hình này có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp hay không. Trong khi đó, việc số hóa tổ chức có thể bị cản trở hay làm chậm quá trình thực hiện do thiếu nguồn lực để chi tiêu cho các ứng dụng kinh doanh mới.

Tổng kết lại, hoạt động số hóa không chỉ đòi hỏi ở các nhà quản lý kiến thức về các ứng dụng kĩ thuật số, tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn, mức độ hiểu biết về hoạt động kinh doanh của tổ chức mà còn yêu cầu ở họ khả năng lập kế hoạch một cách nhất quán, cân bằng giữa vai trò quản lý và tương tác trực tiếp với nhân viên trong quá trình thực hiện đồng thời phân bổ hợp lý nguồn lực. Làm được những điều này, các nhà điều hành có thể tự tin vào hiệu quả từ việc số hóa tổ chức của họ.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới