Việc có cái nhìn thận trọng với các công nghệ mới là điều rất cần thiết để doanh nghiệp có thể vạch ra chiến lược phát triển của mình trong tương lai. Sự thành công của những chiến lược này phụ thuộc rất nhiều vào việc những điểm mù có được nhà quản lý nhìn ra hay không.
8 Sai lầm các nhà điều hành thường mắc phảiTrong năm 2017, theo thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mức chi tiêu toàn cầu của khu vực doanh nghiệp tư nhân dành cho việc số hóa hoạt động kinh doanh đã vượt quá 1,2 nghìn tỷ đô la, nhưng chỉ 5% các nhà điều hành được phỏng vấn hài lòng với hiệu quả mà nó đem lại.
Trong hầu hết các ngành, quá trình chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay. Dưới đây là 8 sai lầm mà họ thường mắc phải khi quyết định chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp sang ứng dụng công nghệ kĩ thuật số.
1. Từ quá trình lập kế hoạch đến kế hoạch: Đặt nặng vai trò hỗ trợ của lãnh đạo trong giai đoạn này nhưng không làm rõ được các giá trị sản xuất kinh doanh trong kế hoạch 2. Đầu tư vào các thử nghiệm với mục đích thuần túy: Quá tập trung vào thử nghiệm các mô hình kinh doanh nhưng thiếu tương tác với lãnh đạo nên gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô 3. Điểm mù trong quá trình đầu tư: Đầu tư vào các lĩnh vực có tính chuyên môn cao nhưng thiếu nhân lực chuyên môn 4. Đầu tư thiếu tập trung: Có nhiều khoản đầu tư nhỏ lẻ nhưng không có chiến lược mạch lạc 5. Tầm nhìn ngắn: Đặt nặng lợi ích từ các khoản đầu tư ngắn hạn 6. Tầm nhìn xa: Đặt nặng lợi ích từ các khoản đầu tư dài hạn 7. Doanh nghiệp gia đình: Tập trung quyền lãnh đạo vào một hay một nhóm người; thiếu phân quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau 8. Tách biệt, lỏng lẻo trong quản lý: Nhiệm vụ của nhà quản lý được xử lý tách biệt và có sự phân cấp cao dẫn đến các khoản đầu tư lặp lại.
Để hạn chế những sai lầm kể trên, các nhà lãnh đạo cần nhận thức rõ được vai trò của mình từ những bước đầu tiên: từ khi lên kế hoạch đến lúc thực hiện kế hoạch và quyết định đầu tư, điều này không chỉ áp dụng cho quá trình số hóa mà cũng cần thiết cho bất kì kế hoạch kinh doanh nào của doanh nghiệp.
Tìm ra hướng đi tốt nhất từ A đến D
Giống như trong mọi hoạt động khác của con người, lên kế hoạch là vô cùng quan trọng. Quá trính số hóa là một công cụ tốt đối với các nhà điều hành giúp họ có một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp mình và có thể đặt ra các câu hỏi: Đâu là những hoạt động số hóa đã và đang được tiến hành? Ngành sản xuất công nghiệp sẽ ra sao trong 5, 10 đến 20 năm tới? Một chiến lược như thế nào mới có thể dẫn tới thành công trong kỉ nguyên kĩ thuật số? Mục đích cuối cùng của việc số hóa doanh nghiệp là gì? Hiểu được những điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro và sai lầm trên con đường hướng trở thành doanh nghiệp kĩ thuật số.
Nhìn chung, với tốc độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, việc cơ cấu lại doanh nghiệp một cách có kế hoạch là điều kiện cần và đủ để các tổ chức có thể tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài. Tuy nhiên, việc cân nhắc đến các nguồn lực của chính tổ chức là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu của các nhà quản trị. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong phần sau.