Những tấm poster về các công cụ Lean hoặc khẩu hiệu Lean đã xuất hiện ngày càng nhiều tại các nhà máy may. Điều đó có nghĩa là các nhà máy may thực sự bắt đầu thực hiện các công cụ Lean và thực hiện văn hóa Lean. Câu hỏi đặt ra là những công cụ Lean nào đang được ưa chuộng đối với ngành sản xuất hàng may mặc?
Dưới đây là 8 công cụ sản xuất tinh gọn nổi tiếng mà ngành may mặc chủ yếu áp dụng. Đây cũng chính là những công cụ Lean được ưa thích bởi các chuyên gia tư vấn.
#1. 5S
5S là về sàng lọc vật dụng tại nơi làm việc và hàng tồn kho, giữ gìn khu vực làm việc sạch sẽ và sắp xếp mọi thứ theo đúng thứ tự để dễ dàng sử dụng.
#2. Hiển thị trực quan
Sử dụng hình ảnh hiển thị trực quan càng nhiều càng tốt để truyền đạt thông tin tốt hơn, nhanh hơn đến những người làm việc trong nhà máy. Bảng sản lượng ở cuối dây chuyền, mô phỏng hoạt động may tại mỗi phân xưởng, thủ tục kiểm tra chất lượng trên bảng kiểm tra chất lượng, hiển thị sản phẩm đúng và sai, hiển thị dấu hiệu thoát hiểm và dán nhãn cho mỗi mặt hàng là các ví dụ về hiển thị trực quan.
# 3. Tiêu chuẩn hóa quá trình làm việc
Một mục tiêu cốt lõi của sản xuất tinh gọn là loại bỏ chất thải sản xuất và các hoạt động không có giá trị gia tăng từ các quy trình và hệ thống nội bộ. Do đó, nhà máy phải thiết lập phương pháp làm việc chuẩn hóa. Khi người công nhân càng làm theo tiêu chuẩn quá trình làm việc thì sẽ có càng ít cơ hội để tạo ra lỗi.
#4. Chuyển đổi nhanh
Nhanh chóng chuyển đổi là một trong những công cụ sản xuất tinh gọn, được sử dụng trong việc giảm chất thải trong quá trình sản xuất hàng may mặc. Khi thiết lập một dây chuyền mới với mã sản phẩm mới, sẽ mất rất nhiều thời gian để thiết lập dây chuyền mới. Phương pháp chuyển đổi nhanh hoặc SMED đưa ra phương cách hiệu quả để thiết lập dây chuyền cho mã sản phẩm mới trong thời gian ít hơn.
# 5. Kiểm tra lỗi
Kiểm tra lỗi Poka-Yoke là cơ chế trong quy trình sản xuất tinh gọn giúp một công nhân vận hành thiết bị tránh được những sai lỗi. Nó giúp thiết kế một quy trình không có cơ hội tối thiểu để sản xuất sản phẩm lỗi. Mục đích là loại bỏ các khiếm khuyết của sản phẩm bằng cách ngăn ngừa, sửa chữa hoặc thu hút sự chú ý của công nhân vào các lỗi khi chúng xảy ra. Ngay cả kỹ thuật kiểm tra lỗi cũng có thể được sử dụng để tạo ra thông tin, hệ thống báo cáo.
# 6. Kanban
Kanban là một chuỗi công việc. Công cụ Kanban cải thiện khả năng hiển thị và giới hạn công việc trong quá trình. Trường hợp nhà máy sử dụng Kanban, nó sẽ giúp loại bỏ thiết lập công việc thừa trong dây chuyền sản xuất.
# 7. Giải quyết vấn đề
Ngành may mặc luôn thay đổi sản phẩm. Một nhà sản xuất hàng may mặc thường xuyên làm việc với các sản phẩm mới nhất, vật liệu mới và máy móc mới. Và thông thường, lần đầu tiên sản xuất một sản phẩm mới thì càng có khả năng gặp vấn đề. Do đó, doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Các công cụ giải quyết vấn đề như phương pháp biểu đồ Fishbone của Ishikawa và 5 Whys là hai công cụ nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong việc giải quyết vấn đề.
#8. Cân bằng công việc
Trong sản xuất hàng loạt, hàng may mặc được sản xuất theo dây chuyền và các công nhân cùng sản xuất một loại hàng may mặc đơn lẻ. Một chuyền cân bằng nghĩa là mọi công nhân đều có khối lượng công việc liên tục và không ai ngồi nhàn rỗi mà không làm việc. Điều này tối đa hóa việc sử dụng công nhân. Và kết quả là, doanh nghiệp sẽ đạt sản lượng tối đa từ dây chuyền. Việc cân bằng công việc không chỉ diễn ra ở dây chuyền may mà được yêu cầu ở khắp mọi nơi trong công ty, cân bằng từ bộ phận này đến bộ phận khác, cân bằng khối lượng công việc từ quy trình này sang quy trình khác.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: www.onlineclothingstudy.com