Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, các triết lý và thực hành mang tính chiến lược như Kaizen, Lean, Six Sigma, Quản lý chất lượng toàn diện TQM và cải tiến liên tục thường được nhiều tổ chức sử dụng để cải tiến các quy trình, thúc đẩy tăng năng suất và duy trì lợi thế cạnh tranh. Mặc dù có khái niệm khác nhau, nhưng mỗi thực hành đều phải sử dụng các Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) để đánh giá, phân tích và theo dõi quá trình sản xuất.
Thậm chí nếu một tổ chức không sử dụng các sáng kiến cải tiến liên tục chính thức, tổ chức đó vẫn có thể đạt được hiệu quả bằng cách tiếp thu bài học kinh nghiệm thông qua các kỹ thuật quản lý trực quan những quy trình cải tiến đó. Bài viết này bàn về cách quản lý trực quan thúc đẩy tăng năng suất bằng cách sử dụng 7 KPI phổ biến để theo dõi dây chuyền sản xuất.
Các Chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI) là gì?
KPI là các biến được phân loại mà các tổ chức sử dụng để đánh giá, phân tích và theo dõi các quá trình sản xuất. Những phép đo này thường được sử dụng để đánh giá sự thành công liên quan đến các mục tiêu đã xác định.
7 KPI phổ biến trong sản xuất
KPI thường thay đổi theo từng tổ chức. Tuy nhiên, một danh sách gồm 7 KPI phổ biến cho sản xuất được sử dụng trên sàn nhà máy như sau:
- Bộ đếm
Một số liệu trên sàn nhà máy liên quan đến số lượng sản phẩm được sản xuất. Số đếm thường dùng để chỉ một số lượng sản phẩm được sản xuất kể từ khi đổi máy mới hoặc tổng sản lượng cho toàn bộ ca hoặc tuần. Nhiều công ty sẽ so sánh lao động cá nhân và sản lượng giữa các ca để kêu gọi tinh thần cạnh tranh giữa các nhân viên.
- Tỷ lệ hàng lỗi
Quy trình sản xuất đôi khi tạo ra phế phẩm, được đo bằng tỷ lệ hàng lỗi. Giảm thiểu phế liệu giúp các tổ chức đạt được mục tiêu về lợi nhuận, vì vậy, điều quan trọng là theo dõi lượng được sản xuất trong giới hạn chấp nhận được hay không.
- Nhịp độ sản xuất
Máy móc và quy trình sản xuất hàng hóa luôn có nhịp độ biến đổi. Nhịp độ chậm thường dẫn đến lợi nhuận giảm, trong khi nhịp độ nhanh hơn lại ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng. Đó là lý do tại sao cần phải giữ nhịp độ sản xuất ổn định.
- Mục tiêu
Nhiều tổ chức đưa ra các giá trị mục tiêu cho sản lượng, nhịp độ sản xuất và chất lượng. KPI này giúp thúc đẩy các nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của họ.
- Takt-time
Takt-time là lượng thời gian hoặc thời gian chu kỳ để thực hiện một nhiệm vụ. Đây có thể là thời gian cần để sản xuất 1 sản phẩm, hoặc có thể liên quan đến thời gian chu kỳ của các hoạt động cụ thể. Bằng cách đưa ra chỉ số KPI này, nhà sản xuất có thể nhanh chóng xác định vị trí hạn chế hoặc tắc nghẽn trong một quá trình.
- Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE)
OEE là một số đo được tính bằng cách nhân tính sẵn sàng với hiệu suất và chất lượng để xác định việc sử dụng tài nguyên. Các nhà quản lý sản xuất muốn các giá trị OEE tăng vì điều này cho thấy việc sử dụng nhân công và máy móc hiệu quả hơn.
- Thời gian chết
Cho dù là kết quả của một sự cố hoặc đơn giản là thay đổi máy móc, thời gian chết (thời gian máy móc ngừng hoạt động) được coi là một trong những số liệu KPI quan trọng nhất cần theo dõi. Khi máy không hoạt động thì không tạo ra tiền, vì vậy giảm thời gian chết là một cách dễ dàng để tăng lợi nhuận. Các tổ chức theo dõi thời gian chết thường yêu cầu công nhân vận hành nhập “mã lý do” qua bàn phím, nút bấm hay máy quét mã vạch để xem xét các lý do phổ biến nhất.
Văn phòng NSCL biên dịch
Nguồn: redlion.net