6 chiến lược giúp cải thiện hiệu quả quy trình sản xuất (Phần 1)

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc duy trì hiệu quả của quy trình sản suất là đặc biệt quan trọng. Hiệu quả của quy trình không chỉ bao gồm hiệu suất hoạt động của máy móc, năng lực của con người mà còn bao hàm nhiều yếu tố ngoại vi tác động đến quy trình nói chung. Dưới đây là 6 chiến lược doanh nghiệp có thể áp dụng để cải thiện hiệu quả quy trình sản xuất.

  1. Khai thác dữ liệu và xác định khu vực cải tiến trọng điểm

Trước đây, rất nhiều nhà sản xuất đã thường phân chia riêng rẽ dữ liệu sản xuất và dữ liệu quản lý. Tuy nhiên giờ đây với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì tất cả các dữ liệu đều có thể được tích hợp trên cùng một hệ thống. Nhờ đó mà nhà quản lý có thể xác định được những vị trí trọng điểm cần cải tiến để quy trình sản xuất đạt hiệu quả tối đa.

Lấy ví dụ, công ty khai thác quặng kim loại sử dụng dữ liệu thu thập được để tính toán thời điểm công nhân làm việc với hiệu suất tốt nhất (nồng độ oxy cao nhất trong mỏ). Kết quả sau khi áp dụng, công ty đã tăng 3,7% năng suất trung bình chỉ trong 3 tháng. Nếu không khai thác dữ liệu về chiều sâu, doanh nghiệp có thể không nhận ra những khía cạnh nào trong quy trình có tiềm năng để cải thiện và đạt được hiệu quả như vậy.

Các nhà quản lý đầu tiên cần lựa chọn một vấn đề mà phân tích dữ liệu có thể giải quyết, ví dụ như một quy trình mà tổ chức đang phải chịu liên tục các chi phí phát sinh. Tiếp theo, tất cả các khía cạnh của quy trình cần được đo lường chính xác. Cuối cùng là xem xét dữ liệu và đưa ra cách cải thiện dựa trên các phát hiện từ dữ liệu.

Ví dụ, có thể thấy rõ ràng mọi người trải qua nhiều bước khi điều chỉnh một cái mày để nó thực hiện các chức năng khác nhau. Trong trường hợp này, việc khắc phục có thể liên quan đến đào tạo nhân viên hoặc đầu tư vào các cải tiến thiết bị để sử dụng linh hoạt hơn.

  1. Xác định nút thắt cổ chai

Khi thiết lập mục tiêu, điều cần làm là tìm ra nút thắt và gắn giá trị cho nó. Có nhiều cách để xác định nút thắt như:

  • Xác định xem đâu là vấn đề khiến thiết bị không đáp ứng được hiệu suất tối đa. Đây được gọi là nút thắt cổ chai của thiết bị.
  • Xác định vị trí máy hoặc quy trình có thời gian dừng máy lâu nhất.
  • Xác định các khu vực và công việc có tiềm năng cải thiện hiệu suất, thường là những khu vực vẫn còn sử dụng thao tác thủ công.

Thứ tự xử lý các nút thắt cổ chai sẽ bắt đầu từ vấn đề có ước tính thiệt hại về chi phí cao nhất. Sau đó, các thay đổi trong quy trình sẽ dần dần được thực hiện để giải quyết từng vấn đề. Mặt khác, các nhóm vận hành cũng cần liên tục trao đổi để đưa ra các đề xuất thiết thực để giải quyết vấn đề mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất tại các khu vực khác.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới