Bên cạnh việc xác định rõ mục tiêu và đối tượng tính toán OEE, các nhà quản lý cũng cần thấu hiểu và tận dụng ưu thế của OEE để giải quyết các vấn đề tại tổ chức của họ.
Lưu ý 3: Sử dụng OEE như một thước đo.
Giống như bất kỳ số liệu nào khác, OEE có thể được sử dụng như một chỉ số so sánh và một số nhà quản lý đã dựa vào đó để khiển trách hoặc đổ lỗi cho nhân viên của họ nếu OEE ở mức thấp hay có xu hướng giảm. Tuy nhiên, không nên sử dụng OEE theo cách này.
OEE cần trở thành thước đo để cải thiện hiệu suất hoạt động của thiết bị. Trước mỗi biến động về OEE, các nhà quản lý cần song hành cùng nhân viên của họ để phân tích (5 Why, thống kê, biểu đồ xương cá…) và hiểu được những gì cần phải thay đổi trong quy trình sản xuất. Với cách này, bạn mới nhận được giá trị thực từ OEE và áp dụng thành công TPM.
Lưu ý 4: Sử dụng OEE làm chỉ số cải tiến.
Giá trị quan trọng của OEE nằm ở chỗ nó giúp bạn hiểu và phân tích 6 tổn thất lớn trong sản xuất. Hãy nghĩ về nó như một biện pháp cải tiến, không phải là KPI.
Khi bạn không sản xuất đơn hàng đúng hạn vì nguyên nhân thiết bị không hoạt động hiệu quả, bạn cần biết lý do tại sao. Lúc này OEE sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân, vì OEE cung cấp các cấp độ phân tích để giúp bạn cải thiện OEE qua việc chỉ ra các tổn thất như: Có quá nhiều thời gian chết phải không? Không đủ đơn hàng sản xuất khi chạy? Quá nhiều sản phẩm lôi?
Theo ông Jim Leflar, kỹ sư cơ khí cao cấp tại công ty Avago Technologies, ông cho biết: Tôi sử dụng OEE như một khái niệm hơn là một chỉ số hiệu suất. Chúng tôi sử dụng nó để đào tạo tổn thất là gì, và cùng nhận thức chung về hiện trạng tổn thất trong tháng; và làm thế nào để xác định tổn thất, phân loại tổn thất theo 6 nhóm chính, trong chuỗi sản xuất. Với OEE, nó không cho bạn biết mức độ tổn thất của bạn nhưng nó có thể cho bạn biết rằng bạn đang hoạt động ở mức 80% hoặc 90% so với mức hoàn hảo. Tuy nhiên, bạn sẽ phải phân tích các số liệu, để phân tích tổn thất của mình.
Cụ thể, nếu quá trình sản xuất của bạn đang chạy bình thường, bạn có thể nghĩ “chúng tôi đang sản xuất tốt như vẫn duy trì trước đây; và không có gì để cải thiện, cải tiến”. Thực tế, trong nhiều trường hợp, máy móc có thể hoạt động theo một cách nhất định trong nhiều năm; mọi thứ vẫn như vậy và được chấp nhận như bình thường; và không ai nghĩ có cách khác để thực hiện hay không. Nhưng nếu chúng ta tính toán OEE và tổ chức một nhóm cải tiến tập trung, và xem xét từng bước trong quy trình sản xuất hoặc ở từng máy và xác định các hoạt động không tạo ra giá trị, tất cả được xác định là tổn thất ở đâu đó trong số liệu OEE. Chúng ta có thể tính toán OEE trên một máy nhất định và khá dễ dàng xác định các cơ hội để giảm 6 tổn thất lớn.
Tại nhiều công ty, mục tiêu dựa trên kế hoạch sản xuất mà không dựa trên năng lực lý thuyết (ví dụ dây chuyền có thể sản xuất 60 ô tô một ngày, nhưng kế hoạch sản xuất chỉ là 40 ô tô một ngày; do đó khi công ty sản xuất 41 ô tô mỗi ngày thì đều đạt mục tiêu (nhưng thực tế, công ty đang sản xuất với tốc độ thấp hơn đáng kể so với năng lực sản xuất thực sự).
OEE giúp đánh giá khả năng đáp ứng của năng lực lý thuyết của thiết bị với nhu cầu sản xuất.
+ Nếu bạn không đáp ứng nhu cầu và bạn thấy rằng thiết bị hoạt động kém (hoạt động ở mức OEE thấp), bạn biết rằng bạn có vấn đề về hiệu quả của thiết bị; và có tiềm năng để cải thiện hiệu suất thiết bị.
+ Nếu thiết bị đang hoạt động ở mức OEE cao nhưng không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bạn biết bạn có vấn đề về thiếu năng lực sản xuất;
+ Và ngay cả khi bạn đang đáp ứng nhu cầu hiện tại, không có OEE, bạn không biết liệu bạn có khả năng dự phòng để theo kịp những thay đổi trong nhu cầu hay không. OEE sẽ cho bạn biết bạn có cần mua thêm dây chuyền mới khi có thêm đơn hàng.
Văn phòng NSCL