4 điều các nhà quản lý có thể làm để nâng cao năng suất lao động (Phần 1)

Không ngừng nâng cao năng suất lao động là mục tiêu chung của mọi nhà quản lý nhưng cũng đồng thời là một bài toán khó đối với họ. Sau mỗi lần cải tiến, việc tiếp tự khai thác tiềm năng cải tiến sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. 4 vấn đề dưới đây có thể không phải là một giải pháp hoàn thiện để giải quyết vấn đề năng suất, tuy nhiên chúng là những gợi ý hữu ích và gần gũi mà rất nhiều nhà quản lý thường bỏ qua.

  1. Cung cấp quyền tự chủ cho nhân viên

Nguyên lý hoạt động của não bộ vô cùng tinh vi, sử dụng các phản ứng tiếp cận, tránh né hoặc chống đối với các mối đe dọa hay có xu hướng làm ngược lại với những điều bắt buộc thực hiện, hoặc thực hiện một cách chống đối, thiếu nghiêm túc. Những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng xấu tới năng suất lao động.

Mặt khác, yếu tố cản trở quá trình phát triển công ty một phần cũng nằm ở chính ban lãnh đạo, những người có quyền quyết định nhưng lại không thấu suốt mọi vấn đề, trong khi nhân viên hiểu rõ tình hình thì lại không có quyền để quyết định. Điều mà mỗi nhà quản lý cần chính là một công cụ tác động lên lòng nhiệt thành của mỗi nhân viên, để tất cả cùng chung tay cải tiến công việc.

Việc cung cấp cho nhân viên quyền tự chủ kiểm soát và lựa chọn có thể làm giảm  phản ứng chống đối hoặc tránh né cho phép học làm việc năng suất hơn và thoải mái hơn theo mô hình SCARF của David Rock. Tại đây, nhân viên có cơ hội tự thiết kế môi trường làm việc, giờ làm việc hoặc lượng công việc riêng của họ. Điều này là vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự tự chủ. Ngay cả khi nói “bạn muốn làm việc nào” đơn  giản là việc bạn đưa ra công việc cho nhân viên lựa chọn thay vì nói “đây là những việc bạn phải làm” nó sẽ tăng cường ý thức kiểm soát và tự chủ trong công việc của nhân viên.

  1. Thúc đẩy các nguồn lực nội tại

Việc phát triển nguồn nhân lực chính là toàn bộ những hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài năm, tuỳ thuộc vào mục tiêu học tập, và nhằm tạo sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp cho họ.

Năng lực nội tại là một khung cấu thành gồm ba phần hiệu suất, sự bền bỉ và khả năng sáng tạo. Giống như một cho một đứa trẻ tập đi xe đạp, trước hết các nhà quản lý cần giúp nhân viên phát huy năng lực và sự tự tin. Các nhà quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên của họ đang làm việc trong một môi trường nơi họ có thể phát triển tốt nhất. Quá trình này như là việc phần chia một dự án hoặc hỗ trợ thêm trước khi nhân viên có thể thực hiện nó một mình. Như Edward Deci và Richard Ryan đã viết trong cuốn sách của họ Động lực nội tại và sự tự chủ trong hành vi của con người tạo ra động lực hơn cho nhân viên, giúp họ hiểu những gì họ đang làm liên quan tới bức tranh to lớn của tập thể đang xây dựng cho công ty.

(Còn tiếp)

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới