Cho dù sản phẩm của công ty phổ biến đến đâu nhưng nếu quá trình sản xuất không hiệu quả, tiết kiệm chi phí thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp. Khi nỗ lực sản xuất không tạo ra lợi nhuận như mong muốn thì cần phải tìm cách để tiết kiệm các khoản chi phí. Sau đây là một vài gợi ý để các doanh nghiệ72p có thể cắt giảm nguồn chi phí sản xuất.
Giảm chi phí lao động
Chi phí lao động chiếm một phần đáng kể trong chi phí của doanh nghiệp. Việc kiểm soát chi phí lao động sẽ là một cách để tăng lợi nhuận của công ty. Giảm chi phí lao động có thể có nhiều cách nhưng phù hợp nhất là cải thiện hiệu quả, tăng năng suất lao động. Việc này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu tất cả các thao tác thực hành trong sản xuất để loại bỏ các bước lãng phí, rút ngắn quy trình, tiết kiệm chi phí. Giảm thời gian cần thiết để thao tác công việc bằng cách đào tạo chuyên môn cao hơn cho nhân viên để thao tác nhanh hơn. Đào tạo lao động có tay nghề cao sẽ làm việc hiệu quả và tăng năng suất cao hơn, mang lại giá trị kinh tế cho công ty.
Giảm chi phí nguyên vật liệu
Chi phí cho nguyên vật liệu sẽ chi phối chi phí sản phẩm đầu ra do đó để giảm chi phí doanh nghiệp nên tập trung vào việc mua nguyên liệu với chi phí thấp hơn hoặc tìm cách sử dụng nguyên liệu tiết kiệm, hiệu quả hơn. Mua nguyên liệu với số lượng lớn sẽ có giá thấp hơn là một cách để giảm chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định đúng loại nguyên vật liệu cần thiết, phù hợp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên sử dụng nguyên liệu đúng cách, hợp lý và tiết kiệm. Doanh nghiệp cũng có thể tính đến cách thay thế nguyên liệu tương đương nếu nguyên liệu đang sử dụng tốn nhiều chi phí hơn. Triển khai các công cụ như sản xuất tinh gọn, sản xuất sạch hơn trong sản xuất để tăng cơ hội tiết kiệm nguyên liệu.
Giảm chi phí trên cao
Giám sát và kiểm soát các chi phí liên quan đến việc vận hành nhà máy được gọi là chi phí trên cao. Các chi phí xây dựng, tiện ích, cung cấp, lưu trữ, xử lý, đi lại, giám sát và quản lý đều được cộng vào chi phí sản xuất. Doanh nghiệp cần thiết lập danh mục chi phí cho các hoạt động này theo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng và năm để theo dõi, đảm bảo phù hợp.
Đầu tư vào thiết bị máy móc
Đôi khi cách tiết kiệm chi phí chính là việc đầu tư máy móc thiết bị. Đầu tư vào mua sắm thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất để nâng cao năng suất, giảm chi phí nhân công, tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu để đầu tư đúng và nhanh chóng thu được lợi nhuận. Các máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại tiên tiến có thể có chi phí đầu tư ban đầu cao, tuy nhiên giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề năng suất lao động, chi phí nhân công, chất lượng sản phẩm và dễ dàng kiểm soát quy trình hơn.
Với 4 cách gợi ý trên đây, nếu biết cách áp dụng hợp lý trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa đồng thời giúp tăng năng suất mang lại lợi nhuận cao.