TPM đang ngày càng phổ biến khi đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức áp dụng nhưng đi kèm với nó là rất nhiều thách thức. Theo Reliable Plant, TPM là chiến lược tinh gọn (lean) khó thực hiện nhất. Tuy nhiên, có một số lỗi phổ biến trong TPM có thể dễ dàng tránh được khi bắt đầu thực hiện.
1. Thay đổi văn hóa
Với bất kỳ quy trình, công cụ và cách tiếp cận mới nào khác với thông lệ bảo trì của một công ty, thì cần phải thay đổi văn hóa công ty đó. Đối với TPM, nó bao gồm một loạt các các chiến lược thực tế và mang tính hành động. Một vài cân nhắc quan trọng nhất gồm có:
– Có sự đồng thuận cao từ các bên liên quan chính (bao gồm các bên quản lý và kỹ thuật) ngay từ đầu – Có chiến lược bảo trì cho tất cả các thiết bị mới – Tăng cường dự tính cho bảo trì ngăn ngừa (PM) và bảo trì dự báo (PdM) – Thiết lập một quy tắc ứng xử chính thức về cách cán bộ công nhân viên phản hồi thông tin và tổ chức một cuộc họp cố định cho công nhân thực hiện việc phản hồi – Thu hẹp khoảng cách giữa khối bảo trì và lãnh đạo để chứng minh giá trị của các quy trình mới
Những cân nhắc cụ thể này cần được bổ sung để tạo ra một sự thay đổi văn hóa làm hồi sinh các bộ phận bảo trì. Đối với nhiều tổ chức, bộ phận bảo trì chỉ được xem là bộ phận “hậu trường”, nghĩa là chỉ có mặt khi có sự hỏng hóc. Việc thay đổi văn hóa ở đây là cần đối xử với bộ phận bảo trì như là một bộ phận đóng góp hàng đầu cho doanh nghiệp và đóng vai trò chủ chốt trong sự thành công của chương trình TPM.
2. Quản lý hàng tồn kho
Các chiến lược quản lý hàng tồn và quản lý kho truyền thống thường tách biệt các bộ phận khác và nguồn cung ứng khỏi khu vực sản xuất. Như vậy, chúng ta thường thấy hai thái cực: (1) Tiêu một số tiền đáng kể để dự trữ hàng tồn kho, nhằm tránh tình trạng thiếu hụt hoặc (2) không có linh kiện cần thiết khi cần. Cả hai thái cực này có thể trực tiếp ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất tinh gọn, bao gồm TPM. Thiết lập một chiến lược quản lý hiệu quả thiết bị cho phép nhà sản xuất:
– Đo lường chính xác linh kiện sự phòng cần thiết – Xác định vị trí tốt nhất để lưu trữ các linh kiện và giúp đội bảo trì và sản xuất dễ dàng tiếp cận – Thiết lập một dòng nguyên liệu liên tục để hợp lý hóa các hoạt động gắn với lịch biểu PM và PdM
Đơn giản hóa quá trình quản lý thiết bị thông qua việc cắt giảm hàng tồn kho dư thừa hoặc đảm bảo chỉ các linh kiện cần thiết có sẵn có thể tiết kiệm tài nguyên có giá trị cho tổ chức.
3. Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là một trong những thành phần giá trị nhất cho một chiến lược TPM thành công. Một chiến lược TPM sẽ cần phải chuyển đổi khi có sự thay đổi về yêu cầu kinh doanh, nhu cầu máy móc và thay đổi kỹ năng của nhân viên, và chúng cần được liên tục xem xét và sửa đổi khi cần thiết. TPM không phải là một chiến lược được thiết lập để đi vào dĩ vãng mà phải liên tục phát triển. Phân tích mức chuẩn và hiệu suất có thể giúp cải tiến liên tục. Các nhà sản xuất cần chú trọng hiển thị các chỉ số hiệu suất chính, để từ đó liên tục đánh giá hoạt động của họ và thực hiện chỉnh sửa các quy trình, chính sách và văn hóa tương ứng.