14 công cụ sản xuất tinh gọn tốt nhất để nâng cao năng suất (Phần 2)

Như ở phần 1 đã giới thiệu 7 công cụ sản xuất tinh gọn để nâng cao năng suất. Dưới đây là 7 công cụ còn lại.

  1. 5 Whys

5 Whys là một kỹ thuật để giải quyết các vấn đề đơn giản giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đây là phương pháp tương đối đơn giản vì nó không yêu cầu bất cứ dữ liệu hoặc phân tích thống kê nào. Người lao động có thể sử dụng để chủ động giải quyết vấn đề.  Các bước để phân tích 5 Whys là:

  • Chỉ định một người điều phối 5 Whys
  • Nhóm sử dụng 5 Whys là những người có kiến thức cá nhân về các hệ thống và quy trình đang được xem xét
  • Tạo câu hỏi cho vấn đề
  • Người điều phối cần đặt ra tại sao vấn đề xảy ra và đưa về các phản hồi
  1. Quy trình mô phỏng dạng tế bào (Cellular Manufacturing)

Trong bố trị sản xuất dạng tế bào thì các thiết bị và các tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều “cell” nhỏ được kết nối liền lạc để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một quy trình sản xuất một cách liên tục. Trong môi trường sản xuất truyền thống, các máy móc thiết bị tương tự được đặt cạnh nhau. Trong các hệ thống sản xuất di động thì chúng được nhóm lại từng nhóm để cải thiện sự liên tục và loại bỏ chất thải giữa các quá trình, từ đó cũng làm giảm thời gian vận chuyển.

  1. Nhịp độ sản xuất (Takt Time)

Nhịp độ sản xuất đề cập đến tỷ lệ trung bình để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh dựa trên các yêu cầu của khách hàng và thời gian làm việc có sẵn. Nó cung cấp một phương pháp đơn giản và nhất quán để tính toán nhịp độ sản xuất. Nó được tính toán bằng cách chia thời gian có sẵn cho số lượng sản phẩm cần phải sản xuất theo nhu cầu của khách hàng.

Nếu như có hệ thống tính toán nhịp độ sản xuất thì sẽ dễ dàng xác định được khi thời gian hoàn thành sản phẩm không đúng thời hạn.

  1. Các công việc được chuẩn hóa (Standardised Work)

Đây là một công cụ được đánh giá thấp trong quản lý sản xuất tinh gọn nhưng nó đề cập đến việc ghi lại các nhiệm vụ tạo nên các tiêu chuẩn trong công việc. Khi có các tài liệu rõ rang cũng như các hướng dẫn về phương pháp, vật liệu, công cụ và thời gian xử lý cần thiết để đáp ứng thời gian cho một công việc nhất định là điều cần thiết để giảm sự sai lỗi và duy trì năng suất làm việc cao hơn. Các công việc được chuẩn hóa cũng cần được cải tiến liên tục.

  1. Dòng chảy liên tục (Continous Flow)

Khái niệm này đề cập đến một quy trình hoạt động liên tục, không dừng lại. Trong sản xuất, thiết bị và hệ thống được yêu cầu xử lý nhiều hơn một loại sản phẩm và khối lượng đặt hàng khác nhau, như vậy có nghĩa là các quá trình không hoàn toàn cân bằng. Các bước của quy trình không thực hiện cùng một tốc độ do đó có thể tạo nên sự chậm trễ và chờ đợi. Nhưng khi các sản phẩm được sản xuất mỗi giây, mỗi ngày, mỗi tuần, thì có thể dẫn đến sản xuất hàng loạt và có được một tiêu chuẩn sản xuất và năng suất cao hơn.

  1. Hệ thống kéo / Kanban

Đây là một hệ thống lập trình để điều chỉnh lưu lượng hàng hóa để ngăn chặn sự tích lũy hàng tồn kho dư thừa hoặc sản xuất quá mức. Mục tiêu chính của hệ thống này là để giảm thời gian vận chuyển và để ổn định quá trình. Các mục tiêu có thể đạt được nhờ hệ thống này là:

  • Giảm hàng tồn kho
  • Giảm thời gian dẫn
  • Giảm chi phí đầu tư và năng suất

Hệ thống này giúp cung cấp độ ổn định của quá trình và giúp dễ dàng kiểm soát quá trình và quản lý nó khi có sự thay đổi về nhu cầu.

  1. Heijunka/ Cân bằng khối lượng công việc

Mô hình này giúp cho các nhà sản xuất đáp ứng  các nhu cầu của khách hàng khi phát sinh sự cố không dự đoán trước được và loại bỏ các tồn dư bằng cách cân bằng số lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian cố định. Bước đầu tiên cho công cụ này là thiết lập tốc độ sản xuất theo thời gian, đảm bảo một quy trình sản xuất không bị tắc nghẽn giúp cho quy trình trở nên linh hoạt hơn. Trong khi Gemba được sử dụng tốt nhất khi bắt đầu quá trình làm gọn thì Heijunka phù hợp với quản lý sản xuất tinh gọn ở giai đoạn sau hơn.

Như vậy, áp dụng các công cụ cải tiến này có thể chuyển đổi hiệu suất sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội để loại bỏ dư thừa, khuyết tật, sai lỗi cũng như nắm bắt được gốc rễ của vấn đề từ đó phát triển tổ chức sản xuất trong môi trường toàn cầu và cạnh tranh hơn.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới