12 Bước chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001

Tổ chức ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO 45001:2018 – Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp vào ngày 12/03/2018. Theo quy định, tất cả các tổ chức hiện được chứng nhận OHSAS 18001 sẽ cần phải chuyển sang ISO 45001:2018 trước tháng 3 năm 2021, nếu không chứng chỉ OHSAS 18001 sẽ không còn hiệu lực. Tại thời điểm sau 12/03/2021, chứng chỉ OHSAS 18001 và mọi chứng nhận liên quan đến nó sẽ trở nên lỗi thời.

Dưới đây trình bày 12 bước chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang ISO 45001

Bước 1 – Xác định bối cảnh của tổ chức là một yêu cầu mới trong tiêu chuẩn ISO 45001. Khi xác định bối cảnh của tổ chức, bạn phải xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài. Nó liên quan đến mục đích của công ty bạn, định hướng chiến lược và khả năng đạt được kết quả mong muốn của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & S).

Bước 2 – Liệt kê các bên quan tâm và các bên liên quan

Đây cũng là một yêu cầu mới so với OHSAS 18001. ISO 45001: 2018 đòi hỏi phải hiểu ai là các bên quan tâm có liên quan đến Hệ thống OH & S và những hệ lụy mà Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể có đối với các bên này.

Bước 3 – Xem lại phạm vi của Hệ thống quản lý OH & S

Yêu cầu này sẽ giúp tổ chức của bạn xác định tốt hơn phạm vi của Hệ thống quản lý OH & S. Mặc dù yêu cầu này đã tồn tại trong phiên bản trước của tiêu chuẩn (OHSAS 18001). Tuy nhiên yêu cầu này trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là tương đối khác.

Bước 4 – Sự tham gia của Lãnh đạo

Tiêu chuẩn mới kêu gọi lãnh đạo phải chủ động và có trách nhiệm. Thay vì vai trò thụ động hơn là việc cử đại diện lãnh đạo tham gia. Theo Tiêu chuẩn mới, sự tham gia của lãnh đạo trong mọi yêu cầu của OH&S là 01 yêu cầu bắt buộc.

Bước 5 – Đánh giá rủi ro và cơ hội

Đây là một yêu cầu mới và quan trọng của tiêu chuẩn mới. Rủi ro và cơ hội hiện cần được xem xét cho tất cả các khía cạnh của Hệ thống quản lý OH & S. Bao gồm tất cả các yêu cầu tuân thủ và thậm chí cả bối cảnh của tổ chức

Bước 6 – Xác định và đánh giá các mối nguy hiểm.

Đay không phải là một yêu cầu mới. Tổ chức cần thiết lập một quy trình xác định nguy cơ đang diễn ra và chủ động.

Bước 7 – Xác định nghĩa vụ tuân thủ

Tuân thủ các yêu cầu pháp lý là nền tảng của Hệ thống quản lý OH & S. Tổ chức cần thiết lập một quy trình để xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác áp dụng cho các mối nguy hiểm, rủi ro OH & S và Hệ thống quản lý OH & S.

Bước 8 – Xây dựng Kế hoạch hành động

Tổ chức cần lập kế hoạch hành động để giải quyết các rủi ro và cơ hội cũng như các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác. Doanh nghiệp cần lập kế hoạch hành động để chuẩn bị và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Bước 9 – Đặt mục tiêu và kế hoạch thực hiện OH & S

Tiêu chuẩn mới yêu cầu tổ chức đảm bảo các mục tiêu OH & S tương thích với định hướng chiến lược của công ty. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu các kế hoạch để đạt được các mục tiêu này phải được tạo ra.

Bước 10 – Kiểm soát Thông tin tài liệu

Các quy trình và hồ sơ hiện được xác định theo thuật ngữ mới thông tin tài liệu. Việc chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001 là một cơ hội để cải thiện việc kiểm soát tài liệu hiện có. Quá trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ không bắt buộc phải được ghi lại. Tuy nhiên, việc tạo một Quy trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ là cách doanh nghiệp hay sử dụng.

Bước 11 – Thiết lập kiểm soát hoạt động

Cải thiện kiểm soát hoạt động là một trong những mục tiêu của tiêu chuẩn mới. Doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình kiểm soát vận hành để tuân thủ tiêu chuẩn mới…

Bước 12 – Đánh giá hiệu quả của hệ thống OH & S

Đây là bước cuối cùng của Quá trình chuyển đổi OHSAS 18001 sang ISO 45001. Doanh nghiệp sẽ cần đánh giá hiệu suất của hệ thống quản lý OH & S.  Bạn phải kiểm tra xem nó có tuân thủ tiêu chuẩn hay không.

Văn phòng NSCL biên dịch

Tin mới