Nghiên cứu điển hình về thất bại khi áp dụng Hệ thống BSC (Phần 2)

Sử dụng các kết quả thu được từ bảng 1 trong bài trước cho thấy, rõ ràng Công ty TNHH SAQ đạt được tất cả những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công Hệ thống BSC như tài liệu ghi chép – nhưng cuối cùng vẫn thất bại. Qua các cuộc phỏng vấn và quan sát của nhà nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính của thất bại là do sự thay đổi chiến lược thường xuyên của công ty. Hiện trang thất bại khi áp dụng Hệ thống BSC tại Công ty TNHH SAQ Kể từ khi Công ty bắt đầu sử dụng Hệ thống BSC, có một số biện pháp đã được bổ sung hoặc sửa đổi. Ví dụ, 3 tháng sau khi giới thiệu Hệ thống BSC, doanh thu của công ty giảm do kênh phân phối quá nghèo nàn. Công ty đã bán sản phẩm của mình cho các đại lý (vốn cũng bán cả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh). Điều này có nghĩa là các đại lý không có động lực trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng của sản phẩm Công ty SAQ. Người quản lý của SAQ sau đó quyết định thay đổi kênh phân phối, chuyển từ các đại lý sang siêu thị. Các kết quả cho thấy rất ấn tượng, với doanh số tăng hơn gấp đôi trong tháng kế tiếp. Tuy nhiên sự thay đổi này dẫn đến những thay đổi về một số đo đạc liên quan đến vấn đề về khách hàng, ví dụ từ doanh số/1 đại lý sang doanh số/1 kênh phân phối mới. Các biện pháp giải quyết với quy trình kinh doanh nội bộ cũng đã được thay đổi để phản ánh những thay đổi về khía cạnh khách hàng. Các đo đạc mới phản ánh hiệu quả của kênh phân phối mới được bổ sung và các biện pháp trước đây liên quan đến kênh phân phối trước đó (đại lý) đã bị loại bỏ. Có thể thấy trong nghiên cứu điển hình này, nguyên nhân của sự thất bại của Hệ thống BSC không phổ biến trong các tổ chức lớn. Hạn chế của phương pháp BSC là rõ ràng với tính chất của DNVVN – vốn là loại hình doanh nghiệp phản ứng với sự thay đổi thị trường thường xuyên hơn so với tổ chức lớn (vốn vận hành trong thị trường ổn định hơn nhiều). Trong nghiên cứu điển hình này, qua 1 giai đoạn 2 năm, các giải pháp trong Hệ thống BSC được sửa đổi nhiều lần bởi sự thay đổi của chiến lược là không thể tránh khỏi trong một môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự phân vân giữa các nhân viên và thậm chí cho cả nhà quản lý-chủ sở hữu. Việc sửa đổi thường xuyên Hệ thống BSC có nghĩa là cần có dữ liệu mới cho các đo đạc mới. Nghiên cứu và những hệ lụy & hạn chế trong thực tiễn Những phát hiện cho thấy mặc dù khái niệm BSC được sử dụng trong nhiều tổ chức lớn, cần vẫn cần chú ý khi thực hiện trong các doanh nghiệp nhỏ hơn, do bản chất kinh doanh của các loại tổ chức hoàn toàn khác nhau. Các kết quả của nghiên cứu điển hình này mở rộng ranh giới kiến thức về việc thực hiện Hệ thống BSC, cho thấy các yếu tố dẫn đến việc sử dụng thành công BSC ở cả các tổ chức lớn và nhỏ như đã báo cáo trong các tài liệu hiện có không đủ để đảm bảo sự thành công. Các thay đổi chiến lược thường xuyên đòi hỏi phải liên tục sửa đổi Hệ thống BSC là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc thực hiện Hệ thống này. Tuy nhiên, do nghiên cứu này được tiến hành thông qua sử dụng 1 tổ chức làm nghiên cứu điển hình nên sẽ phải cần đến nghiên cứu sâu hơn trước khi khẳng định kết luận trên. Ngoài ra, các trường hợp thành công cũng có thể được điều tra khảo sát để tìm hiểu xem liệu có phải họ thực hiện thành công là do chỉ có những thay đổi chiến lược không thường xuyên hay không.

Văn phòng NSCL biên dịch

Nguồn: www.ccsenet.org

Tin mới